Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh trĩ

Người xưa có câu “thập nhân cửu trĩ” tức là cứ 10 người thì có 9 người mắc bệnh trĩ. Từ đó ta thấy bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến và có từ rất lâu rồi. Vậy bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân bệnh trĩ là gì mà tại sao lại lắm người bị như thế? Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh trĩ như thế nào? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì

Bệnh trĩ hay còn gọi bằng tên dân gian là bệnh lòi dom. Đây là chứng bệnh rất phổ biến cả ở nam và nữ giới. Bệnh trĩ là hiện tượng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết.

Bệnh trĩ được chia là 3 loại và 4 cấp độ:

Các loại bệnh trĩ: Y học hiện đại chia bệnh trĩ chia làm 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

Các cấp độ: Bệnh trĩ chia làm 4 cấp độ từ cấp độ 1 đến cấp độ 4 tương ứng với mức độ bệnh nặng dần. Những biểu hiện rõ rệt ở trĩ là đau rát, chảy máu và sa búi trĩ.

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ

nguyên nhân mắc bệnh trĩ

Táo bón kéo dài

Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường cố gắng rặn để đẩy phân khô ra ngoài. Lúc này các búi tĩnh mạch dưới niêm mạc của hậu môn bị tạo áp lực co giãn đột ngột khiến có tĩnh mạch không đàn hồi kịp. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân gây rối tĩnh mạch trĩ gây ra bệnh trĩ.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Nhiều người có sở thích quan hệ tình dục qua đường hậu môn để tạo sự mới lạ, đồng thời hậu môn bé nên tạo được kích thích cho các chàng. Nhưng hậu môn có cấu tạo khác với âm đạo phụ nữ, nó không thể tự đàn hồi và co giãn được. Vì vậy khi có vật thể lạ xâm nhập vào hậu môn sẽ gây tổn thương, khiến cho các cơ vùng hậu môn như búi tĩnh mạch bị giãn ra cực độ gây ra bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Thói quen uống ít nước, sử dụng nhiều chất kích thích, ăn nhiều đồ ăn vặt, cay nóng. Thực đơn bữa ăn có ít ăn rau và chất xơ... và không được bổ sung liên tục là thủ phạm gây ra táo bón làm các búi trĩ ngày càng phát triển.

Những người ít hoạt động, hay ngồi một chỗ là đối tượng thường xuyên mắc bệnh trĩ. Do khi ngồi nhiều, ít vận động gây áp lực lên vùng hậu môn và trực tràng.

Ảnh hưởng từ tâm lý

Những người thường bị áp lực từ gia đình, công việc và cuộc sống khiến cho tình trạng stress kéo dài gây tăng huyết áp ở khu vực xung quanh hậu môn. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ mà rất nhiều bệnh nhân mắc phải.

Vậy khi mắc bệnh trĩ, làm như thế nào để nhận biết bệnh sớm? Hay nói cách khác, bệnh trĩ có những dấu hiệu nhận biết nào?.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Dấu hiệu bệnh trĩ

Đi đại tiện ra máu: Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu có xuất hiện máu nhưng với lượng rất nhỏ, người bệnh chỉ phát hiện ra khi nhìn vào giấy lau vệ sinh. Lượng máu sẽ tăng dần lên nếu không có biện pháp điều trị sớm thậm chí nhiều bệnh nhân bị ngất cho đi ngoài ra máu quá nhiều gây tình trạng thiếu máu.

Sa búi trĩ: Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ đã lớn và búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn. Bạn đầu búi trĩ có thể sa ra ngoài và tự co vào được. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này xảy ra thường xuyên và nhiều lần, búi trĩ sẽ không tự co vào được, thậm chí có thể phải dùng tay để đẩy vào.

Thiếu máu: Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu của bệnh nhân trĩ là do hiện tượng đi đại tiện ra máu kéo dài. máu chảy thành từng tia hoặc từng giọt gây mất quá nhiều máu là nguyên nhân gây ra thiếu máu ở bệnh nhân trĩ.

Đau - ngứa hậu môn: Có thể không đau chỉ cộm, cảm giác khó chịu hoặc vướng. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, dẫn đến tình trạng tắc tĩnh mạch, hậu môn tiết ra dịch nhầy gây viêm nhiễm hậu môn khiến cho người bệnh luôn có cảm giác đau, ngứa vùng hậu môn.

Vậy phải làm gì để phòng tránh được bệnh trĩ?

Cách phòng bệnh trĩ

Nếu bạn không muốn phải đối mặt với sự hành hạ đứng ngồi không yên của bệnh trĩ, vậy hãy làm theo lời khuyên của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà để phòng ngừa bệnh trĩ không ghé thăm:

Xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày khoa học và hợp lý: Bổ sung đầy đủ các món ăn bổ dưỡng. Thường xuyên bổ sung vào thực đơn những món như rau xanh, ăn uống lành mạnh, ăn uống đúng giờ.

Uống nhiều nước, đặc biệt là trong bữa ăn. Nên uống nhiều nước rau luộc, nước hoa quả ép.

Đi đại tiện đúng giờ, tránh hiện tượng nhịn vệ sinh liên tục. Bỏ thói quen vừa đi vệ sinh, vừa đọc báo, xem phim, lướt web... Mỗi lần đi đại tiện không nên ngồi quá 5 phút bởi ngồi lâu sẽ tạo áp lực lên hậu môn và tạo điều kiện cho táo bón phát triển.

Thường xuyên luyện tập những bài tập nhẹ nhàng, thường xuyên như thể dục nhịp điệu, yoga, bơi lội, đi bộ.... sẽ giúp cho bạn có một cơ thể chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng. Đồng thời giúp duy trì một trọng lượng ở mức độ cho phép, hòng chống bệnh táo bón và trĩ.

Vệ sinh hậu môn và vùng kín luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Điều này không chỉ giúp mọi người tránh xa được trĩ mà còn phòng chống các bệnh viêm phụ khoa, viêm nam khoa.

Lên kế hoạch thăm khám bệnh định kỳ, kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại các phòng khám trĩ uy tín để phát hiện bệnh sớm và có phương hướng điều trị kịp thời.

Trên đây là những kiến thức về Bệnh trĩ: Nguyên nhân- Dấu hiệu và cách phòng tránh mà phòng khám đa khoa Thái Hà vừa cung cấp, hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những thông tin cơ bản về bệnh trĩ, đồng thời có những phương án phòng ngừa bệnh sớm để không phải đối mặt với “ nỗi đau từ phía sau” này. Neus có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh trĩ, Hãy tới trực tiếp phòng khám hoặc nhấp vào" tư vấn miễn phí" ở dưới để trò chuyện cùng các chuyên gia bệnh trĩ trực tiếp.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp vào khung bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh trĩ
Điểm trung bình: 8.6 / 10 ( 1666 lượt đánh giá )
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám