Có tới trên 50% bà mẹ sau sinh bị mắc bệnh trĩ. Đây là nỗi lo lắng của không ít sản phụ bởi bệnh trĩ sau sinh ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày của các bà mẹ.Tuy nhiên, trong giai đoạn này các mẹ lại không thể uống thuốc để trị bệnh được bởi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới bé. Vì vậy, cách điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh trở thành bài toán nan giải của không ít bà mẹ bỉm sữa.
Vì sao phụ nữ thường mắc bệnh trĩ sau sinh?
Phụ nữ có thai và phụ nữ sau khi sinh là đối tượng dễ bị mắc bệnh trĩ. Vì sao lại như vậy? Nguyên nhân xuất phát bởi 6 lý do sau:
Trong qua trình mang thai, tử cung của các mẹ sẽ mở to tạo áp lực xuống vùng khoang chậu. Sau sinh, tử cung chưa kịp thời co thắt được ngay, nên sẽ tiếp tục tạo thêm các áp lực tại vùng chậu. Tình trạng này kéo dài khiến cho các tĩnh mạch tại hậu môn chịu tác động và sưng phù. Từ đó hình thành các búi trĩ tại hậu môn dẫn tới bị trĩ sau sinh ở phụ nữ.
Trong thời kỳ mang thai, máu của phụ nữ tập chung chủ yếu cho thai nhi mà ít nuôi dưỡng cho đại tràng, nên đã hình thành các biểu hiện ảnh hưởng đến đại tràng. Táo bón kéo dài, liên tục trong một thời gian dài được hình thành do đại tràng không được cung cấp đầy đủ các điều kiện để hoạt động tốt là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ sau sinh.
Trường hợp sinh thường: Quá trình rặn để đẩy bài thai ra ngoài không đúng cách tạo áp lực tại ổ bụng gia tăng. Đây là nguyên nhân khiến các búi tĩnh mạch tại hậu môn căng phồng hình thành các búi trĩ.
Ăn uống không hợp lý: Nhiều chị em phụ nữ hạn chế những món giàu chất xơ và thay bằng những thực đơn giàu đạm để tăng sữa cho con. Ngoài ra việc hạn chế uống nước để làm đặc sữa cũng là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh, bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn.
Do cơ thể yếu sau khi sinh, việc vận động của chị em cũng bị hạn chế gây áp lực của cơ thể xuống vùng chậu và tác động trực tiếp đến hậu môn, trực tràng. Đồng thời nhu động ruột của bạn cũng hoạt động yếu hơn, khiến phân tích tụ lâu trong trực tràng, lâu dần sẽ mất nước và trở nên khô cứng, từ đó hình thành chứng táo bón và bệnh trĩ sau sinh.
Thai kỳ nhiều tháng, vùng ổ bụng của các chị em phụ nữ đã chịu rất nhiều áp lực gây chèn ép quá trình lưu thông của các đám tĩnh mạch tại hậu môn. Từ đó các đám rối tĩnh mạch sưng phồng hoặc tích tụ máu tạo thành cách búi trĩ tại hậu môn và trực tràng.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
ĐKhi mới sinh và quá trình cho con, chị em rất hạn chế sử dụng thuốc vì sở ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con. Ngoài ra, do thời gian chăm sóc con và sức khỏe còn yếu nên khó có thể đến bệnh viện để điều trị bằng liệu pháp chữa bệnh. Vì vậy, để điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh, chị em nên chú ý và thực hiện kết hợp 2 phương pháp là bổ sung chất dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hợp lý:
Phương pháp dinh dưỡng
Bổ sung chất xơ cho cơ thể
Trong quá ăn uống, chị em cũng nên bổ sung vào thực đơn nhiều chất xơ để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Các loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ sẽ giúp trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển. Ngoài ra, cũng giảm đi tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Thức ăn có nhiều chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…
Bổ sung thực phẩm giúp nhuận tràng
Các loại rau có tính chất nhuận tràng tốt như rau lang, rau mùng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền,… Bạn có thể dùng các loại rau này nấu canh ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho người mắc bệnh trĩ sau sinh.
Ăn nhiều thức ăn chất sắt
Sau khi sinh con, ngoài hiện tượng trĩ sau sinh, phụ nữ còn bị thiếu máu do quá trình sinh con. Vì vậy, bổ sung chất sắt có tác dụng bổ sung máu và hạn chế bệnh trĩ hiệu quả.
Do đó người bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, thịt bò, bí đỏ, mận, mơ khô, nho khô,….
Có thể bạn quan tâm
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và thực đơn hằng ngày, bạn cũng hãy tạo thói quen sinh hoạt hợp lý để ngăn chặn sự "xâm lược" của bệnh trĩ sau sinh.
Đại tiện đúng giờ và đi ngay khi có nhu cầu.
Tuyệt đối không nên nhịn đại tiện quá lâu hoặc nhiều lần, nó sẽ trở thành thói quen "lười" đại tiện. Ngoài ra, hãy tạo thói quen đi tại tiện đúng giờ, là vào buổi sáng. Lúc này có thể bé yêu của bạn vẫn còn chìm sâu trong giấc ngủ, hãy tranh thủ khoảng thời gian này để chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Đi lại bất cứ khi nào có thể.
Khi mới sinh, cơ thể của mẹ khá yếu và mệt mỏi nên chị em phụ nữ thường ngồi hoặc nằm 1 chỗ để nghỉ ngơi. Nhưng đó chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ sau sinh và khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn. Hãy tạo cơ hội cho bản thân đứng dậy và đi lại bất kỳ khi nào cần. Vận động đi lại nhiều giúp tăng cường sức khoẻ và hạn chế rất tốt khả năng bị trĩ sau sinh.
Tập thể dục mỗi ngày
Mặc dù sau khi sinh con, mẹ không có nhiều thời gian dành riêng cho bản thân. Tuy nhiên, hãy tranh thủ vận động và luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng khi bé đang ngủ hằng ngày để tăng cường sức khỏe, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh, tăng sức đề kháng trực tiếp cho cả mẹ và con.
Kiểm soát tốt căng thẳng
Khi mới sinh con, rất nhiều phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm do căng thẳng, áp lực quá độ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh và những bệnh liên quan đến trực tràng, hệ tiêu hóa. Bạn phải vui lên nhé bởi bạn vừa thực hiện một việc hết sức thiêng liêng và có bên mình một bảo bối tuyệt với trần gian. Vì vậy, lạc quan, yêu đời chính là cách bạn đang bảo vệ chính bản thân bạn và em bé của bạn.
Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh là tình trạng rất phổ biến của đại đa số chị em, tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể chữa trị hoặc tránh xa. Hãy tự bảo vệ bản thân bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh cũng có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị tại nhà bằng những loại thảo dược tự nhiên và an toàn.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về bệnh trĩ sau khi sinh và cách chữa trị, hãy nhắn tin trực tiếp cho chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà để được tư vấn cụ thể. Nhập thông tin cần trao đổi vào ô tư vấn của chuyên gia bên phải màn hình nhé.