Nhiều người vẫn đặt câu hỏi là bệnh trĩ ngoại nhẹ có tự khỏi được không, tự hết được không? Bởi bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu thường không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ người bệnh, búi trĩ tự co lên được và tình trạng đi cầu ra máu cũng có lúc tự giảm và hết hẳn,...Vậy khi các dấu hiệu của bệnh trĩ giảm dần, có nghĩa là bệnh trĩ ngoại đang tự khỏi đúng không? Có những lưu ý gì trong giai đoạn này không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ ngoại nhẹ là gì
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở phía bờ hậu môn bị phình to, căng giãn quá mức và được che phủ bởi lớp da mỏng được gọi là búi trĩ. Nếu quan sát bằng mắt thường có thể thấy rõ được các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ nằm chồng chéo lên nhau.
Lộ trình phát triển của bệnh trĩ ngoại kéo dài qua 4 giai đoạn từ trĩ độ 1- độ 4. Bệnh trĩ ngoại nhẹ tức là thời kỳ bệnh trĩ ngoại mới khởi phát ở trĩ ngoại cấp độ 1, cấp độ 2 lúc này biểu hiện bệnh không mấy rõ ràng nên nhiều người chủ quan không chữa trị. Tuy nhiên đối với những người biết chăm sóc bản thân, lo lắng cho sức khỏe thì không khó phát hiện ra bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu
Bài viết xem thêm:
Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ngoại nhẹ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại nhẹ mà hầu như ai cũng mắc phải. Chính vì vậy nên chúng ta thường thấy bệnh trĩ xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ trẻ nhỏ đến người già đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.
Vậy những nguyên nhân nào làm hình thành bệnh trĩ ngoại nhẹ?
Táo bón lâu ngày
Bệnh nhân bị táo bón thường có thói quen cố lấy sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Đây là nguyên nhân khiến cho các tĩnh mạch hậu môn bị co dãn đột ngột và không thể tự đàn hồi lại trạng thái ban đầu và hình thành các đám rối tĩnh mạch ở xung quanh vùng hậu môn và hình thành nên trĩ.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Do tính chất của công việc và cuộc sống, nhiều người thường xuyên phải đi tiếp khách hay tiệc tùng nên thường phải uống những đồ uống có gas, đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng,... là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây ra tình trạng táo bón, căn nguyên gây ra bệnh trĩ ngoại.
Ngoài ra rau xanh và hoa quả, nước là những đồ ăn chứa nhiều chất xơ rất có ích cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng hiệu quả í. Nếu ít được bổ sung trong mỗi bữa ăn hằng ngày sẽ khiến cho sự vận động của hệ tiêu hóa trở nên khó khăn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại nhẹ nói riêng và bệnh trĩ nói chung.
Tính chất công việc
Khi nền kinh tế phát triển, khối ngành dịch vụ ngày càng nhiều nên công việc chủ yếu của mọi người là phải đứng hoặc ngồi thường xuyên ít có cơ hội vận động đi lại. Ngoài ra khi phải thường xuyên phải đối mặt với những gánh nặng, áp lực từ gia đình, cuộc sống,... khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái stress. Đây là nguyên nhân lớn khiến cho tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh trĩ ngoại ngày càng cao.
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Thói quen đọc báo, lướt web, chơi điện tử... khi đi đại tiện cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại nhẹ khác như: phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, người mắc bệnh béo phì, mắc bệnh viêm trực tràng mãn tính, người già,...
Vậy nếu khắc phục được những nguyên nhân này thì bệnh trĩ ngoại nhẹ có tự khỏi được không? Có tự hết không?
Bệnh trĩ ngoại nhẹ có tự khỏi được không? Có tự hết không?
Phòng khám trĩ Thái Hà xin khẳng định rằng bệnh trĩ ngoại nhẹ không thể tự khỏi được nếu như người bệnh không có những tác động tích cực vào lối sống của mình và dùng những biện pháp điều trị thích hợp.
Chế độ ăn uống
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, hợp lý nhằm cung cấp chất xơ cho cơ thể, đặc biệt là những đồ ăn có tác dụng nhuận tràng, có lợi cho việc đi đại tiện như các loại rau cải, rau sam, rau diếp cá, khoai lang, chuối chín, đu đủ chín, cà rốt, nha đam, sữa chua,…
Tránh xa những thực phẩm có hại cho đường tiêu khó, gây khó tiêu, những tác nhân gây bệnh trĩ và làm cho bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn như rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm có chứa caffein, thực phẩm có tính cay nóng, thực phẩm sử dụng nhiều gia vị. Một số loại trái cây tính nóng như nhãn, vải, mít, dưa hấu,…
Uống đủ nước: Mỗi ngày người bệnh cần uống đủ 1,5-2 lít nước để giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, chống táo bón, giảm thiểu tình trạng mắc bệnh trĩ ngoại.
Chế độ sinh hoạt
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn không những giúp nâng cao sức khỏe mà còn là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Đối với bệnh trĩ ngoại nhẹ, việc tập thể dục là vô cùng cần thiết, đồng thời cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ rất hiệu quả. Những bài tập nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội,… sẽ giúp bạn chữa trị bệnh trĩ ngoại nhẹ hiệu quả hơn.
Giữ hậu môn luôn sạch sẽ: Vệ sinh hậu môn thường xuyên và sạch sẽ bằng nước ấm để đẩy lùi những những vi khuẩn có thể xâm nhập vào hậu môn.
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, chúng ta cần phải kết hợp với những phương pháp chữa trị bệnh trĩ như: áp dụng những bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh trĩ ngoại nhẹ, dùng thuốc tây, thuốc đông y,...
Nhưng để yên tâm hơn chúng ta vẫn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để khám về tiến trình phát triển của bệnh cũng như thực hiện chế độ chăm sóc bệnh nhân trĩ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Để biết thêm chi tiết về bệnh trĩ ngoại nhẹ có tự hết, tự khỏi được không? cũng như các thông tin liên quan đến bệnh trĩ, bạn có thể nhập những vấn đề cần thắc mắc cần được giải đáp vào cửa sổ Chat góc bên phải màn hình để được các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà tư vấn cụ thể.