Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có lây không?

Nhắc bệnh trĩ, có lẽ chúng ta đã cảm thấy quá quen thuộc bởi nó rất phổ biến trong xã hội. Tình trạng bệnh nhân mắc trĩ ngày càng gia tăng, xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, nói chung bất kỳ ai cũng có khả năng bị "virus trĩ" tấn công. Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ có lây không? Tại sao bệnh trĩ lại ngày càng gia tăng mà không có dấu hiệu giảm bớt trong khi có nhiều người đã được chữa trị thành công?

bệnh trĩ có nguy hiểm không-có lây không

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Trước tiên để đánh giá về mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ, chúng ta hãy tìm hiểu về bệnh trĩ cũng như sức ảnh hưởng của bệnh trĩ đến người bệnh như thế nào.

Bệnh trĩ nguy hiểm không

Bệnh trĩ thuộc nhóm bệnh hậu môn và trực tràng. Bệnh trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Tiến trình phát triển của bệnh trĩ đi theo trình từ 4 cấp độ từ trĩ độ 1 đến trĩ độ 4. Ở mỗi mức độ sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của người bệnh.

Trĩ ở cấp độ 1 & 2, người bệnh thường có các triệu chứng sau: Đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.

Trĩ ở cấp độ 3 & 4, búi trĩ bên trong trĩ nội bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ sa ra bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh lý khác.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nhưng chúng lại gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh trĩ nếu không được chữa trị bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân do đi ngoài ra máu quá nhiều gây thiếu máu trầm trọng dẫn đến bị ngất đi. Hoặc trường hợp bệnh nhân mắc trĩ mãn tính, tức là trĩ cấp độ 3 và 4 mà vẫn không có biện pháp điều trị bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng:

Gây rối loạn chức năng hậu môn

Hoại tử gây ra viêm nhiễm hậu môn trực tràng.

Gây bệnh thiếu máu

Búi trĩ bị lòi da sẽ gây giãn cơ, dịch nhầy tiết ra ở bên ngoài hậu môn này sẽ gây kích ứng, gây ngứa và các bệnh ngoài da hậu môn.

Khi bệnh trĩ trở nặng có thể gây ra biến chứng apxe hậu môn và xuất hiện những triệu chứng như: xuất huyết, độc tố, mủ, vi khuẩn. Những độc tố này sẽ dần dần xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng máu.

Bệnh trĩ có lây không?

bệnh trĩ có lây không

Như đã nói ở phía trên, bệnh trĩ có là chứng bệnh rất phổ biến ở xã hội, tốc độ phát triển của bệnh chưa từng có dấu hiệu suy giảm. Vì vậy có rất nhiều người thắc mắc rằng bệnh trĩ có lây không?.

Trên thực tế, bệnh trĩ không lây từ người sang người mà hình thành do những thói quen không tốt của nhiều cá nhân. Những thói quen đó cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.

Táo bón kéo dài: hiện tượng táo bón kéo dài gây tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn, đây cũng là chứng bệnh ảnh hưởng lớn đến hậu môn và trực tràng.

Uống nhiều rượu bia, chất có chứa nhiều gas và chất kích thích như nước ngọt, cafe, thuốc lá...

Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh: Ớt, tiêu,... đồ ăn vặt như bim bim, bánh mỳ... Những đồ ăn này có thể gây ra chướng bụng, nóng trong, gây kích thích khiến dạ dày khó co bóp gây nên tình trạng thức ăn khó tiêu hóa dẫn tới táo bón. Hiện tượng khó tiêu, đầy bụng là nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón.

Ăn ít rau và chất xơ: Rau và thực phẩm có chứa nhiều chất xơ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống táo bón vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Nên những người lười ăn rau vào mỗi bữa ăn rất có nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, táo bón, trĩ...

Uống ít nước: Đây là nguyên nhân khiến cho phân bị khô, vón cục và khó đi ra ngoài gây ra táo bón. Vì vậy những người mắc táo bón thường được các bác sĩ khuyên uống nhiều nước mỗi ngày.

Ít vận động: Một thói quen được hình thành là lười vận động, là đối với dân công sở. Lười vận động và ngồi nhiều gây áp lực xuống vùng chậu và hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Vì vậy hãy chịu khó vận động để giảm thiểu tình trạng bệnh trĩ.

Mặc dù bệnh trĩ không lây, không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại là chứng bệnh rất "biết cách hành hạ" khổ chủ. Vì vậy khi phát hiện có dấu hiệu mắc trĩ, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng sau này.

Chữa bệnh trĩ ở đâu tốt

Phòng khám đa khoa Thái Hà là một trong những cơ sở khám bệnh trĩ và các bệnh hậu môn trực tràng vô cùng uy tín tại Hà Nội. Khi đến đây, tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh cụ thể của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn và áp dụng phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp cho từng bệnh nhân.

Khi đến với Phòng khám đa khoa Thái Hà, bệnh nhân sẽ được điều trị trực tiếp bởi những bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh trĩ. Ngoài ra, phòng khám còn được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc khám và điều trị bệnh cũng như tạo cảm giác yên tâm thoải mái trong quá trình điều trị bệnh trĩ.

Mọi thông tin chi tiết về bệnh trĩ cũng như phòng khám đa khoa Thái Hà, bạn có thể nhắn tin trực tiếp vào phần trao đổi cùng chuyên gia hoặc gọi điện qua tổng đài 0365 115 116 để được tư vấn cụ thể.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp vào khung bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có lây không?
Điểm trung bình: 7.4 / 10 ( 1566 lượt đánh giá )
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám