Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường có những dấu hiệu bệnh như táo bón kéo dài, đau rát, chảy máu hậu môn,... Ở nhiều người thấy xuất hiện tình trạng đau lưng, đau bụng ngắt quãng. Nhưng thực tế tình trạng đau lưng, đau bụng đó có phải do bệnh trĩ gây ra không? Và cách khắc phục bệnh trĩ như thế nào?
Bị bệnh trĩ có đau lưng, đau bụng không?
Bệnh trĩ
Là một dạng bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng, do sự co giãn quá mức của hệ thống tĩnh mạch ở xung quanh vùng hậu môn; tạo ra nhiều các búi trĩ có các hình dạng khác nhau theo cấp độ bệnh.
Vậy bị bệnh trĩ có gây đau lưng, đau bụng không?
Bệnh trĩ có liên kết chặt chẽ tới hệ tiêu hóa và khiến nhiều người lầm tưởng rằng bệnh trĩ sẽ gây ra tình trạng đau lưng, đau bụng.
Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh trĩ chỉ gây ảnh hưởng tới khu vực hậu môn- trực tràng của người bệnh.
Chính vì vậy, bệnh trĩ không hề gây đau lưng, đau bụng cho người bệnh.
Những ảnh hưởng của bệnh trĩ tới người bệnh
Bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều ảnh hưởng xấu đối với người bệnh, cụ thể:
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Nghẹt búi trĩ
Lúc này, các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, khiến những cơ vòng hậu môn bị nghẹt do những áp lực tĩnh mạch trong trực tràng gây nên; hình thành nên những cục máu đông gây đau nhức cho người bệnh.
Bệnh trĩ nếu không được khám và chữa trị có nguy cơ làm nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn, apxe hậu môn.
Thiếu máu
Bệnh trĩ khi chuyển sang giai đoạn nặng thường kèm theo triệu chứng đại tiện ra máu. Tình trạng này kéo dài dẫn tới thiếu máu, gây ra các chứng như tụt huyết áp, ngất xỉu, rối loạn ý thức, suy giảm trí nhớ.
Đối với những phụ nữ mang thai, mất máu nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể sảy thai.
Viêm nhiễm, hoại tử hậu môn
Hậu môn ở trong tình trạng ẩm ướt khi mắc bệnh trĩ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm hậu môn.
Viêm nhiễm, có thể dẫn tới hoại tử hậu môn
Đặc biệt, đối với nữ giới sẽ dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ hoa do kết cấu cơ thể nằm gần cơ quan sinh dục, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm, tác động đến khả năng sinh sản.
Những chị em đang trong thời gian thai kỳ và sinh nở là đối tượng dễ mắc trĩ nên chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín, hậu môn sạch sẽ.
Khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
Đối với sinh hoạt hàng ngày, người bệnh thường cảm thấy đau đớn, khó chịu dẫn tới việc thiếu tự tin, lo lắng, căng thẳng khiến các triệu chứng của bệnh trĩ ngày càng trầm trọng.
Bệnh cũng gây khó khăn trong việc đi đại tiện và làm cho đường ruột của bạn không tự chủ được.
Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
Cảm giác đau đớn liên tục xảy ra ở vùng hậu môn ảnh hưởng khá nhiều đến hạnh phúc gia đình.
Người bệnh luôn trong trạng thái buồn bã, tự ti trước bạn tình, đặc biệt là trong cuộc yêu. Điều này dẫn đến giảm ham muốn, giảm khoái cảm, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Nam giới bị mất tập trung, gây ra tình trạng xuất tinh sớm, còn ở nữ giới không còn có ham muốn hoặc có thể sợ quan hệ tình dục.
Cách khắc phục bệnh trĩ
Để khắc phục được bệnh trĩ, đầu tiên, chúng ta phải biết tình trạng bệnh đang ở mức độ nào? Nặng hay nhẹ để từ đó mới có thể đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý.
Đối với bệnh trĩ nhẹ
Khi bệnh trĩ mới phát triển ở giai đoạn đầu với những biểu hiện chưa rõ ràng như đi cầu ra máu, đau rát thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp nội khoa chữa bệnh trĩ. Cụ thể:
Sử dụng thuốc tây để điều trị: Thuốc tây để điều trị bệnh trĩ có 3 loại chính là thuốc dạng uống, dạng bôi, dạng đặt. Mỗi loại lại có những tác dụng khác nhau. Có thể dùng một hoặc cả ba loại thuốc trên tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Áp dụng những bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ: Nhiều người chữa bệnh trĩ bằng cách áp dụng các bài thuốc dân gian như dùng rau diếp cá, rau má, hạt gấc, tỏi,...để chữa bệnh trĩ cũng rất hiệu quả.
Dùng thuốc đông y, thuốc nam chữa bệnh trĩ. Nhiều bài thuốc đông y, thuốc nam được truyền từ nhiều đời có tác dụng chữa bệnh trĩ tại nhà rất tốt.
Đối với bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ nặng là bệnh trĩ mãn tính, đã phát triển tới cấp độ 3, 4- cấp độ nặng của bệnh trĩ. Việc sử dụng thuốc ở giai đoạn này gần như không còn nhiều tác dụng. Bác sĩ phải chỉ định áp dụng các phương pháp ngoại khoa để chữa bệnh trĩ. Một số phương pháp ngoại khoa thường được sử dụng là:
Với những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên, chắc hẳn người bệnh đã hiểu rõ hơn về vấn đề Bệnh trĩ có đau lưng, đau bụng không? cùng với cách chữa bệnh trĩ cho từng giai đoạn của bệnh
Khi có dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng sức khỏe và gây khó khăn cho việc chữa trị sau này.