Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Đi cầu ra máu có nguy hiểm không? Cách điều trị như nào?

Đi cầu ra máu tươi là hiện tượng phổ biến ai cũng từng gặp phải. Nhưng hầu hết mọi người thường chủ quan, nghĩ rằng nó sẽ tự khỏi mà không cần dùng tới các biện pháp điều trị. Một số trường hợp để tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài quá lâu dẫn tới biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Đi ngoài ra máu

Đi cầu ra máu là bệnh gì?

Đi cầu ra máu tươi là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Nhưng phổ biến vẫn là các bệnh sau:

Bệnh trĩ

Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có cảm giác đau rát, khó chịu ở hậu môn khi đi vệ sinh. Vì thế, nhiều người chủ quan không nghĩ đi cầu ra máu tươi là do bị bệnh trĩ vì không thấy đau rát. Nhưng trên thực tế có khả năng bạn đã có biểu hiện bị trĩ. Nếu để càng lâu thì bệnh càng nặng hơn, máu chảy nhiều hơn, có khi thành tia, thành giọt.

Nứt kẽ hậu môn

Đi cầu ra máu tươi là biểu hiện rõ của bệnh nứt kẽ hậu môn. Vết thương bị rách theo chiều dọc ở niêm mạc của hậu môn, bắt đầu có cảm giác đau rát khó chịu kèm theo máu tươi.

Polyp đại trực tràng

Polyp hậu môn hay polyp đại trực tràng hình thành do khối u lành tính gây ra với biểu hiện là đi cầu ra máu tươi có thể đau hoặc không. Khi bị chứng bệnh này, không những người bệnh đi cầu ra máu mà còn bị đau bụng. Những khối u này không nhanh chóng chữa trị gây ảnh hưởng đến sức khỏe, biến thành ung thư trực tràng.

Viêm đại trực tràng

Khi bị viêm đại trực tràng người bệnh cũng có biểu hiện đại tiện ra máu nhưng lượng máu không nhiều. Lúc mới bệnh, người bệnh mót rặn, bị tiêu chảy nhiều hơn, trong máu có lẫn chất nhầy. Nếu không chữa trị kịp thời gây áp xe hậu môn, viêm da mủ, hẹp đại tràng…

Chứng táo bón

Đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện của bệnh táo bón do người bệnh ăn nhiều đồ ăn nóng, sử dụng các loại chất kích thích, ăn đồ nhiều dầu mỡ. Trong khi đó, lại ít ăn thực phẩm có chứa chất xơ, vitamin như rau xanh, hoa quả. Khi bị táo bón, phân sẽ khô cứng. Khi đi ngoài, phân sẽ cọ sát vào thành hậu môn làm rách niên mạc trong của hậu môn gây chảy máu.

Đi cầu ra máu tươi có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu có nguy hiểm không

Đi cầu ra máu tươi cảnh báo nhiều bệnh khác nhau và có mức độ nguy hiểm khác nhau. Nhiều người chủ quan không để ý hoặc cho đó là bệnh không quan trọng nên thường bỏ qua. Trên thực tế, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Ngoài ra, đi cầu ra máu tươi còn gây thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt. Có nhiều trường hợp vì mất máu quá nhiều nên da quá xanh, nhịp tim đập nhanh, đi tiểu ít, bàn tay bàn chân bị lạnh .

Đi ngoài ra máu tươi còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như trĩ, bệnh về đường tiêu hóa, apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng đường hậu môn, thậm chí là thủng đại trực tràng và ung thư đại trực tràng.

Như vậy, đối với tình trạng đi cầu ra máu tươi, người bệnh không được chủ quan, cần thăm khám để biết tình hình bệnh và có hướng chữa trị kịp thời, không để xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng tránh đi cầu ra máu tươi

Để phòng tránh bệnh đi cầu ra máu tươi, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống cũng như trong việc sinh hoạt của mình.

Chế độ ăn

Cần có chế độ ăn phù hợp, ăn nhiều loại rau xanh có chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá.

Ăn ít các loại đồ ăn có tính cay nóng, không ăn nhiều đồ có dầu mỡ.

Không uống các loại đồ uống có tính kích thích như rượu bia, cà phê, nước uống có ga,...

Đi đại tiện đúng giờ

Hãy tập thói quen đi đại tiện đúng giờ để không xảy ra tình trạng táo bón. Khi đi đại tiện vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước rồi lau khô bằng khăn mềm. Không được đi dại tiện quá 10 phút. Không được ngồi xổm lâu hoặc rặn mạnh sẽ gây áp lực lên thành hậu môn, búi trĩ bị lòi ra ngoài.

Rèn luyện thể dục thể thao

Tăng cường vận động rèn luyện thể dục để thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường vận động cho cơ thắt ở hậu môn.

Không mang vác vật quá nặng, không đứng hay ngôi quá lâu trong thời gian dài gây áp lực lớn lên thành hậu môn. Nên đi lại vận động nhẹ nhàng.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng đi cầu ra máu. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh cần được giải đáp, các bạn có thể gửi câu hỏi về cho Phòng khám Thái Hàbằng cách kích chuột vào ô bên dưới. Chuyên gia tư vấn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp vào khung bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Cảnh báo tình trạng đi cầu ra máu: biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm
Điểm trung bình: 7.1 / 10 ( 1576 lượt đánh giá )
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám