Apxe hậu môn ở trẻ rất nguy hiểm. Bệnh gây ra khó chịu, đau đớn cho bé. Nếu apxe hậu môn ở bé không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng thành những bệnh nguy hiểm như trĩ ngoại, nhiễm trùng máu,... Vậy nguyên nhân nào dẫn tới trẻ bị apxe hậu môn và điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Nguyên nhân gây áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Áp xe hậu môn do bẩm sinh: Ở một số trẻ, do sự nhiễm trùng những xoang tuyến bẩm sinh có khả năng gây áp xe hậu môn ở trẻ. Nhiễm trùng xoang tuyến gây tắc nghẽn và ứ đọng phân, dẫn đến nhiễm trùng tuyến hậu môn và tạo thành ổ áp xe. Ổ apxe tạo mủ, gây rò hậu môn nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra còn do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gây ra tình trạng này. Do da của trẻ mềm, mỏng nên dễ tổn thương, khi bị rối loạn tiêu hóa, hay mặc bỉm không được vệ sinh thường xuyên… dễ khiến vi khuẩn xâm nhập. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm mủ da cạnh hậu môn, áp xe nang lông và tuyến bã cạnh hậu môn.
Do cấu tạo bất thường của ổ áp xe. Nó bắt nguồn từ khe hậu môn, lâu dần tạo thành áp xe cơ thắt trong và áp xe cơ thắt ngoài.
Biểu hiện bệnh apxe hậu môn ở trẻ nhỏ
Áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ ban đầu không có những biểu hiện rõ ràng nên nếu như các mẹ không chú ý thì bệnh dần chuyển biến thành nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xuất hiện mụn nhọt ở trẻ sơ sinh: Những nốt mụn nhọt này mới đầu nhỏ, bề mặt nhẵn sưng đỏ, khi sờ vào thấy cứng và nóng, sau dần sẽ có mủ cương lên và lan rộng vùng hậu môn.
Hậu môn bị sưng đỏ: Bố mẹ chú ý quan sát thấy hậu môn của bé bị đỏ chứng tỏ bé có dấu hiệu bị áp xe hậu môn, sinh ra rò quanh lỗ hậu môn, khe hậu môn, có thể dẫn tới bệnh trĩ ở trẻ.
Trẻ có hiện tượng bị sốt cao: Hậu môn bị tổn thương gây sưng tấy, đau khó chịu, và trẻ có hiện tượng bị sốt toàn thân lên tới 39-40 độ, trẻ bỏ bú, quấy khóc, thậm chí khó thở, nôn trớ.
Hiện tượng són phân: Đây là tình trạng đại tiện không tự chủ. Trẻ thường xuyên bị són phân trong ngày và kèm theo dịch nhầy.
Bệnh áp xe hậu môn nếu không được điều trị sớm kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị như viêm loét rộng ở vùng hậu môn, tầng sinh môn, bội nhiễm vào trực tràng khiến sức khỏe của bé bị suy kiệt. Vì vậy khi trẻ có dấu hiệu bị apxe, mẹ cần đưa bé đến cơ sở ý tế uy tín để khám chữa.
Cách điều trị bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Điều trị áp xe hậu môn ở trẻ rất quan trọng bởi nếu làm sai sẽ gây ra nguy hiểm tới sức khỏe của bé, thậm chí là tính mạng của trẻ. Vì thế, bố mẹ không nên tự ý điều trị áp xe hậu môn tại nhà mà cần đưa trẻ thăm khám sau đó điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Đối với trường hợp áp xe nhẹ
Trẻ sẽ được bác sĩ chích để nặn mủ ra ngoài sau đó dùng thuốc sát trùng để bôi vào chỗ đã nặn và cho trẻ dùng kháng sinh để không bị nhiễm khuẩn. Trường hợp này, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tùy tiện cho trẻ dùng thuốc.
Đối với áp xe nặng
Bác sĩ tiến hành gây tê để tiến hành phẫu thuật cho trẻ. Phẫu thuật lúc này là dùng dao rạch da để bóc tách lớp nông của cơ thắt tại ổ áp xe sau đó bơm rửa bằng dung dịch sát khuẩn rồi nhét bấc gạc tẩm povironfe-iodine vào ổ áp-xe.
Đối với trường hợp nặng cần phải làm cẩn thận, tỉ mỉ và yêu cầu bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao thực hiện. Sau phẫu thuật, trẻ sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về áp xe hậu môn ở trẻ và cách điều trị. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến bệnh, các bạn có thể kích chuột vào ô bên dưới để được tư vấn hướng dẫn từ các chuyên gia.